Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm , sâm trúc , củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam..
Sâm Ngọc Linh - loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới với kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học saponin lên tổng cộng 52 loại - là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất trên thế giới. Sâm Ngọc Linh – nhân sâm của người Việt Sâm Ngọc Linh được xếp vào top 5 loại nhân sâm tốt nhất trên thế giới hiện nay, được đồng bào dân tộc thiểu số phát hiện và sử dụng từ nhiều năm về trước. Tên: Sâm Ngọc Linh Các tên gọi khác: Sâm Ngọc Lĩnh, Sâm Việt Nam, củ Ngải rọm con, sâm khu 5 (sâm K5), sâm Trúc, cây thuốc giấu Danh pháp khoa học: Panax Vietnamensis Thuộc họ Cuồng cuồng – Araliaceae
Từ nhiều năm về trước, trước cả khi các nhà khoa học phát hiện ra thì Sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng sử dụng như một loại củ rừng. Đối với họ, đây là báu vật bồi bổ và chữa bệnh, được đặt tên là củ Ngải Rọm con hay cây Thuốc Giấu. Tiếng lành đồn xa, vào năm 1973, một đội cán bộ của khu y tế Trung Trung Bộ đã lên đường đến chân núi Ngọc Linh (Đăk Tô – Kon Tum) để tìm hiểu về cây thuốc quý nhằm phục vụ cho mục đích chiến tranh. Sau nhiều ngày tìm kiếm, vào 19/03/1973 đoàn cán bộ đã phát hiện 2 cá thể đầu tiên và chiều cùng ngày đã tìm ra cả một vùng sâm rộng lớn, trải dài ở núi Ngọc Linh. Bước đầu nhận định đây là loại sâm mới, đặc biệt quý hiếm và chưa từng xuất hiện trên thế giới, sinh sống tại chân núi Ngọc Linh, nơi có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển. Chính bởi nguồn gốc như thế mà loại sâm này được đặt tên là Sâm Ngọc Linh. Đến năm 1978, một tổ công tác thứ hai tiếp tục hành trình nghiên cứu, có nhiệm vụ đánh giá ước lượng sơ bộ diện tích sâm tại núi Ngọc Linh. Kết quả, phát hiện ra một vùng sâm rộng lớn tới hàng chục kilomet, trữ lượng ước tính 7000 cây. Những phát hiện này được ghi nhận có giá trị vô cùng to lớn cho nước nhà. Năm 1984, Sâm Ngọc Linh chính thức được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và danh mục cây thuốc cần được bảo tồn do số lượng cá thể đang ngày càng khan hiếm.
Đặc điểm địa hình để Sâm Ngọc Linh sinh trưởng Sâm Ngọc Linh sinh sống chủ yếu thuộc ở các vùng núi cao, thuộc sơn hệ núi Ngọc Linh (có đỉnh cao 2.598m). Đây là khối núi thuộc địa phận giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, có độ phân cách mạnh, độ dốc lớn, rất nhiều thung lũng hẹp và sâu. Căn cứ vào những đặc điểm về sự phân bố của Sâm Ngọc Linh, các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, Sâm Ngọc Linh chủ yếu sinh sống ở địa hình có độ cao khoảng 1.800 mét trở lên, với mật độ che phủ rừng khoảng trên 80%. Ở địa hình này, Sâm Ngọc Linh sẽ phát triển và sinh trưởng rất tốt.
Đặc điểm về khí hậu của địa hình Ngọc Linh là một trong những khối núi cao, bởi vậy, đây là nơi giao thoa giữa hai luồng không khí là gió mùa Đông Bắc và khối không khí Tây Nam. Cùng với đó là những đặc thù về mật độ che phủ cao, độ cao…đã tạo nên một vùng khí hậu Á nhiệt đới đặc trưng của khối núi Ngọc Linh. Bởi vậy, đây chính là địa điểm rất thích hợp với những yêu cầu về hệ sinh thái của Sâm Ngọc Linh để loài cây này phát triển. Một đặc điểm khác rất lớn của vùng này chính là so với các vùng xung quanh là lượng mưa hàng năm tương đối lớn, độ ẩm cao, lượng bốc hơi thấp, nhiệt độ thấp….
Đặc điểm về thổ nhưỡng Sâm Ngọc Linh Từ những phân tích và số liệu cho thấy, tầng đất mặt của khu vực Sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển chủ yếu được hình thành bởi xác thực vật. Nhận xét chung về vùng sinh trưởng của Sâm Ngọc Linh: - Sâm Ngọc Linh chỉ sinh trưởng và phát triển dưới những tán rừng nguyên sinh, thảm mục dày. Cũng chính vì những đặc điểm sinh thái chỉ mọc trên tầng thảm mục, không mọc dưới lòng đất mà những tầng thảm mục được xem là một trong những điều kiện lý tưởng để phát triển và sinh trưởng. Điều kiện về độ ẩm dưới tán rừng nguyên sinh cũng rất phù hợp cho loài cây này sinh sống.
Các số liệu thống kê về chất dinh dưỡng trong đất, các tính chất lý, hóa học, đặc biệt là những chỉ tiêu về hàm lượng tầng mặt rất cao, độ dày của tầng mặt chủ yếu là lớp mùn nhuyễn, đảm bảo độ dày cho củ sâm phát triển một cách thuận lợi. Vì thế, nó khá phù hợp với những yêu cầu về sinh lý, sinh thái dành cho Sâm Ngọc Linh.
Đặc điểm và hình dáng Sâm Ngọc Linh Cây Sâm Ngọc Linh thích ứng và sinh trưởng hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, có những đặc điểm rất đặc biệt và dễ nhận biết. Dưới đây là đặc điểm mô tả thực vật của cây sâm quý này:
- Cây sống lâu năm, thân khí sinh mọc thẳng đứng hướng lên trên, cao khoảng 40 – 100cm. Cây có màu tím hoặc màu xanh lục, thân nhỏ, đường kính thân khoảng 4mm và có nhiều nhánh khác nhau.
- Hình dáng Sâm Ngọc Linh khá giống với nhân sâm Triều Tiên, khác nhau ở chỗ thân cây có nhiều sẹo và đốt dài 0.5 -0.7cm, mỗi đốt tương ứng 1 lá, rất giống đốt ở cây trúc nên có nơi nhiều nơi gọi là cây Sâm Trúc.
- Rễ mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất, đường kính khoảng 1 – 2cm, nhiều rễ nhánh con và củ.
- Mỗi thân mang lá là một đốt, lá trên đỉnh thân là lá kép hình chân vịt với 3 – 5 nhánh lá, có cuống dài 6 – 12mm, phiến lá hình trứng ngược dài 12 – 15cm, rộng 3 – 4cm, mép có khía hình răng cưa, có lông phủ cả 2 mặt.
- Cây trên 4 tuổi có hoa hình tán đơn, mọc giữa các lá và thẳng với thân cây. Mỗi tán có tới 60 – 100 hoa, cuống ngắn khoảng 1.5cm. Bông hoa có 5 cánh màu vàng nhạt, có nhị 5, lá đài 5 và 1 vòi nhuỵ.
- Quả mọc ở trung tâm tán lá, dài 0.8 – 1cm, rộng 0.5 cm, chuyển từ màu xanh đến xanh sẫm, sang vàng lục và màu đỏ cam có một chấm đến ở đỉnh quả khi chín. Trong mỗi quả chứa 1 hạt, nhiều quả chứa 2 hạt, trung bình mỗi cây có khoảng 10 – 30 quả.
LOẠI SAPONIN |
NHÂN SÂM TRIÈU TIÊN |
NHÂN SÂM TRUNG QUỐC |
NHÂN SÂM TÂY- DƯƠNG MỸ |
NHÂN SÂM NGỌC LINH |
20(S)PPD |
2.9 |
2.1 |
27 |
3.1 |
20(S)PPT |
0.6 |
2.4 |
12 |
2.0 |
Ocotilol |
0 00 |
0 00 |
0.004 |
5.6 |
Aleanolic acid |
0 02 |
0.00 |
0 07 |
0 09 |
Thu suất toàn phần(%) |
3.5 |
4.5 |
4.0 |
10.8 |
Sâm Ngọc Linh 30 năm